Chính phủ đã duyệt nội dung bức thư chính thức bày tỏ nguyện vọng của Thái Lan về việc được gia nhập khối BRICS.

BRICS ban đầu gồm 5 thành viên sáng lập là: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Từ đầu năm 2024 này, BRICS đã kết nạp thêm 4 thành viên mới, gồm: Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE. Cho đến nay, chưa kể Thái Lan, đã có 15 quốc gia bày tỏ mong muốn được tham gia BRICS, trong đó có Bahrain, Belarus, Cuba, Kazakhstan, Pakistan, Senegal và Venezuela.

Theo phát ngôn viên lá thư của chính phủ Thái Lan tuyên bố rằng Bangkok hiểu được tầm quan trọng của thế giới đa cực và vai trò ngày càng tăng của các quốc gia đang phát triển trong các vấn đề quốc tế.

Theo lá thư, tầm nhìn về tương lai của Thái Lan là phù hợp với các nguyên tắc của BRICS và việc gia nhập khối này sẽ đem lại lợi ích cho quốc gia Đông Nam Á theo nhiều cách, gồm cả việc tăng cường vai trò của Thái Lan trên trường quốc tế và mang lại cho nước này những cơ hội tham gia vào định hình trật tự thế giới mới.

BRICS đã mời các quốc gia không phải là thành viên nhưng mong muốn gia nhập khối tham gia vào hội nghị thượng đỉnh BRICS đã được lên lịch sẽ diễn ra vào cuối tháng Mười tới ở Kazan, Nga. Ông Chai Wacharonke cho biết việc tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ là cơ hội để Thái Lan tăng tốc tiến trình gia nhập.

Khối BRICS đã mở rộng thành 9 thành viên hiện chiếm khoảng 30% nền kinh tế toàn cầu và 45% dân số thế giới (khoảng 3,5 tỷ người). Khối BRICS cũng chiếm hơn 40% sản lượng dầu thô toàn cầu.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), BRICS hiện chiếm tới 36% GDP toàn cầu xét theo sức mua tương đương (PPP), so với mức hơn 30% của nhóm G7 (7 nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới).

lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển mới (NDB), hồi tháng Hai nói rằng BRICS đặt mục tiêu sẽ vượt qua G7 về GDP toàn cầu danh nghĩa trong vòng 4 năm tới.