Khi công nghệ phát triển nhanh chóng, chúng ta phải lập ra các chuẩn mực mạnh mẽ về hành vi có trách nhiệm liên quan đến việc sử dụng AI trong quân đội, trên cơ sở nhìn nhận rằng các ứng dụng của AI trong quân đội chắc chắn sẽ có nhiều đổi mới trong những năm tới,” theo Bonnie Jenkins, phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao.

Bà cho biết tuyên bố chính trị của Hoa Kỳ, trong đó có các hướng dẫn không ràng buộc về mặt pháp lý nêu rõ các phương pháp hay nhất để sử dụng AI trong quân đội một cách có trách nhiệm, “có thể là tâm điểm cho sự hợp tác quốc tế.”

Đem chiến binh robot tự hành đưa ra chiến trường có thể diễn ra sớm hơn các dự định trước đây, với lý do là nhu cầu chiến tranh hiện đại đã thúc đẩy tình hình chung, ví như những tiến bộ trong công nghệ UAV (máy bay không người lái) trong cuộc chiến ở Ukraine.

Tuyên bố của Hoa Kỳ có 12 điểm, trong đó cho rằng sử dụng AI trong chiến tranh là phù hợp với luật pháp quốc tế và đó là để “duy trì sự kiểm soát và tham gia của con người đối với tất cả các hành động quan trọng để thông báo và thực thi các quyết định có chủ quyền liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.”

Vấn đề dùng chiến binh robot, đặc biệt là robot tự hành dùng công nghệ AI, trong một số tác nghiệp đặc thù như tháo gỡ bom mìn, chống khủng bố, v.v. đã được nhắc đến trong các bối cảnh công nghệ khác nhau.

Hiện nay, về việc Hoa Kỳ có ý định tác động vào vũ đài quốc tế trong lĩnh vực chiến tranh, ông Zachary Kallenborn, một nhà phân tích về hiện đại hóa vũ khí của Đại học George Mason, cho rằng đó là do Hoa Kỳ đã “nhận ra rằng có những lo ngại về vũ khí tự hành, điều đó có ý nghĩa trong và của chính nó.” “điều quan trọng là Washington phải đưa vào lời kêu gọi con người kiểm soát vũ khí hạt nhân “bởi vì khi nói đến rủi ro của vũ khí tự hành, tôi nghĩ [vũ khí hạt nhân] dễ dàng là rủi ro cao nhất mà bạn có thể gặp phải.”

60 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, đã đưa ra lời kêu gọi hành động tại hội nghị Hague thúc giục hợp tác rộng rãi trong việc phát triển và sử dụng AI một cách có trách nhiệm trong quân đội. Các quốc gia tham gia cũng mời các quốc gia “phát triển các khuôn khổ, chiến lược và nguyên tắc quốc gia về AI có trách nhiệm trong lĩnh vực quân sự.”

Các nhà phân tích quân sự và nhà nghiên cứu AI nhìn nhận, cuộc chiến gần một năm ở Ukraine càng kéo dài thì càng có nhiều khả năng UAV sẽ được sử dụng để ra quyết định xác định, lựa chọn và tấn công mục tiêu cụ thể mà không cần trợ giúp của con người. Nga không được mời tham dự hội nghị ở The Hague.—–